Theo đó, Main Event (vòng play-off) của TI9 - sự kiện Dota 2thường niên lớn nhất trong năm tại Thượng Hải, Trung Quốc - sẽ diễn ra từ 20-25/8. Tuy chưa ấn định ngày giờ tổ chức giai đoạn vòng bảng, nhưng “từ nguồn tin thân cận” của ViCi, rất có thể nó sẽ khởi tranh từ 16-18/8. Thông tin này trùng khớp với thời điểm khai mạc giải đấu trên trang liquidpedia.
Những fan hâm mộ muốn tham dự sự kiện lịch sử, đánh dấu lần đầu tiên TI được tổ chức tại một quốc gia châu Á sẽ có cơ hội mua vé trong vài tuần nữa. Lý do được Valve đưa ra là vì họ “vẫn đang hoàn thiện các thứ cần thiết.”
Ngoài ra, phía Valve cũng chưa cung cấp thêm bất cứ thông tin nào khác liên quan tới TI9 – bao gồm các vòng đấu loại, hay ngày ra mắt Battle Pass, thường được giới thiệu vào tháng 5.
Valve đã lựa chọn Mercedes Benz Arena - sân vận động trong nhà có sức chứa tối đa 18,000 người – tại Thượng Hải là địa điểm tổ chức các trận đấu thuộc Main Event.
Toàn cảnh phía ngoài và bên trong của Mercedes Benz Arena
Thông tin trên được công bố lần đầu tại TI8 vào tháng 8 năm ngoái đã gây ra nhiều phản ứng trái chiều. Trong khi kỳ TI đầu tiên đã diễn ra tại Cologne, Đức thì từ năm 2012-2018, giải đấu Dota 2lớn nhất hành tinh chưa bao giờ vượt ra khỏi biên giới Bắc Mỹ (Mỹ - Canada).
Việc TI rời bỏ Bắc Mỹ, nơi Valve đặt Trụ Sở Chính, để tới Trung Quốc, quốc gia không đăng cai bất cứ một giải đấu nào thuộc hệ thống DPC 2018-2019 là một quyết định đặt ra nhiều nghi vấn.
Theo quy định của Valve, 12 teams có thành tích tốt nhất mùa giải DPC sẽ giành vé mời tới thẳng TI9. Trong khi đó, sáu teams còn lại sẽ được xác định thông qua các Vòng loại Khu vực.
Hiện đã có 4/12 tấm vé mời được trao cho các teams lần lượt là Virtus.pro, Team Secret, Evil Geniuses và ViCi.. Fnatic cùng PSG-LGD Gamingđang ở rất gần với suất dự TI9 khi xếp ngay sau bốn đội vừa nêu tên phía trên.
BXH DPC tính tới thời điểm bài viết được đăng tải. Và theo tính toán của liquidpedia, 3,691 điểm là đủ để các teams chắc suất tham dự TI9
Cơ hội vẫn còn chia đều cho tất cả các teams Dota 2còn lại trên toàn thế giới bởi hệ thống DPC vẫn còn tới hai giải Majors và hai giải Minors vẫn chưa có kết quả chung cuộc.
Đặc biệt, nếu có màn trình diễn tốt tại MDL Disneyland Paris Majorvà EPICENTER Major 2019– với tổng cộng 15,000 DPC Points cùng hai triệu USD tiền thưởng – gần như chắc chắn các đội sẽ có vé máy bay tới Thượng Hải để chuẩn bị cho TI9.
2016
" alt=""/>Dota 2: Valve xác nhận thời gian diễn ra TI9Phát hiện sớm giảm thiểu di chứng
Đã từng vài lần phải đưa mẹ chồng vào bệnh viện cấp cứu vì e ngại cụ bị nhồi máu cơ tim, chị Trịnh Thị Yên Chi (TP.HCM) cho biết: “Mỗi khi cụ nói thấy trong người mệt mỏi, đau thắt ngực, gia đình luôn phải gấp rút đưa cụ vào bệnh viện vì rất sợ nhồi máu cơ tim. Tuy nhiên, chỉ riêng việc xác định có phải nhồi máu cơ tim không cũng đã là cả quá trình đầy căng thẳng cho bệnh nhân lẫn người nhà.
Trước đây, mẹ chồng tôi phải ở lại bệnh viện ít nhất 6 tiếng đồng hồ, thực hiện nhiều xét nghiệm chẩn đoán khác nhau. Thú thật, chỉ riêng quá trình chờ đợi mệt mỏi và quá nhiều xét nghiệm này cũng khiến bệnh nhân muốn… mệt tim theo!”
![]() |
Thực tế, trong cấp cứu nhồi máu cơ tim, vấn đề thời gian luôn được đặt ra. Mỗi phút, mỗi giờ phát hiện sớm đều vô cùng quý giá, có thể quyết định đến cả chuyện “sinh tử” của bệnh nhân. Thêm vào đó, việc nhanh chóng loại trừ các nguyên nhân gây mệt mỏi, khó thở, đau thắt ngực… không phải do nhồi máu cơ tim bằng số lượng xét nghiệm tối thiểu nhất cũng rất quan trọng. Bởi lẽ, điều này giúp người nhà bệnh nhân đỡ vất vả và bản thân bệnh nhân cũng tránh được sự mòn mỏi chờ đợi để thực hiện các xét nghiệm bổ sung.
Chính vì thế, sự ra đời của xét nghiệm Troponin-I siêu nhạy (hsTnI) ARCHITECT của Abbott được đánh giá là một bước tiến lớn trong lĩnh vực chẩn đoán nhồi máu cơ tim.
Tạp chí y khoa uy tín The Lancet đã công bố kết quả nghiên cứu cho thấy xét nghiệm Troponin-I (hsTnI) siêu nhạy có thể phát hiện nhanh chóng và chính xác nguy cơ nhồi máu cơ tim, giúp xác định đến 2/3 số bệnh nhân nhập viện do đau thắt ngực không phải nhồi máu cơ tim, cho phép xuất viện sớm.
Xét nghiệm này được thực hiện thông qua việc lấy máu (như các xét nghiệm máu thông thường mà bệnh nhân từng thực hiện). Cơ sở chẩn đoán của Troponin-I siêu nhạy (hsTnI) dựa trên ngưỡng Troponin. Có thể hiểu, Troponin là một dấu ấn sinh học chỉ tăng khi có tổn thương cơ tim.
PGS.TS. Tạ Mạnh Cường, Phó Viện trưởng Viện Tim Mạch Bệnh viện Bạch Mai cho biết: “Hướng dẫn mới nhất về xử trí cơn đau ngực cấp của Hiệp hội Tim mạch châu Âu khuyến cáo chọn lựa troponin tim (siêu nhạy) là xét nghiệm quan trọng cho hỗ trợ chẩn đoán, kết hợp lâm sàng, điện tâm đồ. Thế hệ xét nghiệm troponin tim siêu nhạy mới nhất hiện nay giúp chẩn đoán nhồi máu cơ tim cấp được sớm hơn, giúp bác sĩ tiên lượng trước mắt và lâu dài tốt hơn cho người bệnh”.
Nhanh chóng, siêu nhạy, giảm thiểu thời gian và sự lo âu
BS Anoop Shah, ĐH Edinburgh, cho biết: “Việc sử dụng ngưỡng Troponin xác định nguy cơ nhồi máu cơ tim đem lại nhiều lợi ích cho cả bệnh nhân và bác sĩ. Bệnh nhân cảm thấy an tâm khi được bác sĩ chẩn đoán nguy cơ mắc nhồi máu cơ tim thấp. Khi được xuất viện, bệnh nhân không phải quay lại bệnh viện và thực hiện nhiều xét nhiệm không cần thiết khiến họ lo lắng”.
Cũng cần nói thêm, hiện nay, Troponin-I siêu nhạy (hsTnI) là xét nghiệm duy nhất đạt tiêu chí siêu nhạy của Liên đoàn Hóa Sinh Lâm sàng Quốc tế (IFCC): Độ sai biệt tại ngưỡng chẩn đoán nhỏ hơn 10% hệ số biến thiên (CV); Đo đạc được troponin tim ở ít nhất 50% cá thể khỏe mạnh từ ngưỡng phát hiện tới ngưỡng chẩn đoán.
Cũng theo PGS.TS. Tạ Mạnh Cường, xét nghiệm này còn có ưu điểm là có ngưỡng cắt theo giới tính, cho phép phân định rõ ràng và chính xác hơn nồng độ Troponin I ở nam và nữ riêng biệt, giúp thuận lợi hơn trong chẩn đoán nhồi máu cơ tim ở nữ giới, điều mà những xét nghiệm trước đó không có được.
Chỉ trong vòng 1-3 tiếng thực hiện xét nghiệm Troponin-I siêu nhạy (hsTnI), hầu hết bệnh nhân đến cấp cứu đã có thể yên tâm ra về với kết quả an toàn (không phải nhồi máu cơ tim).
Với những bệnh nhân thật sự đang gặp tình trạng nguy hiểm, xét nghiệm với kết quả chính xác và rút ngắn thời gian nói trên cũng giúp bác sĩ tận dụng được khoảng thời gian vàng để cấp cứu kịp thời, giảm thiểu những rủi ro cho bệnh nhân nhồi máu cơ tim.
Tại Việt Nam, xét nghiệm này đang được sử dụng rộng rãi ở các bệnh viện lớn và đã mang đến những hiệu quả rõ rệt, như một giải pháp chẩn đoán quan trọng cho bệnh nhân có bệnh lý về tim mạch.
Nhồi máu cơ tim, “sát thủ” nguy hiểm - Theo số liệu của WHO năm 2013, trên thế giới đã có 17,5 triệu người tử vong do bệnh lý liên quan đến tim mạch, trong đó có 2,5 triệu người chết do nhồi máu cơ tim. - Việc phát hiện bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim và cấp cứu kịp thời có thể quyết định sự sống chết của bệnh nhân. - Ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim, biểu hiện điển hình thường gặp là có cảm giác đau căng và thắt chặt ở giữa ngực, sau xương ức. Triệu chứng đi kèm bao gồm: tim đập mạnh liên hồi, toát mồ hôi, buồn nôn, khó thở, mặt tái nhợt, chóng mặt và bất tỉnh. Tuy nhiên, ở một số người, không có triệu chứng rõ ràng, chỉ mệt mỏi không rõ nguyên nhân. - Nữ giới có tỷ lệ tử vong cao hơn, thậm chí gấp đôi nam giới trong nhồi máu cơ tim. |
Hồng Quyên
" alt=""/>Xét nghiệm ‘siêu nhạy’ phát hiện sớm nhồi máu cơ tim